Kỹ thuật trồng bí đao AD 130
22/08/2018 - 04:08:25 PM | 935
I BÍ ĐAO AD 130 - Cây kháng bệnh chết dây do khuẩn và virus rất mạnh - Trái màu xanh điểm bông, dài 20 – 25 cm, trái chắc giúp vận chuyển xa tốt hơn - Cuống trái dài, chắc hạn chế rụng nụ mùa mưa - Năng suất 12 – 15 kg/cây - Thu hoạch khoảng 45 – 50 ngày sau khi gieo

1Ngâm ủ

Ngâm trong nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) khoảng 2 - 4 giờ, ủ trong khăn ẩm từ 24 – 28 giờ thì hạt nảy mầm đem gieo. Hạt tiếp xúc với khăn cáng nhiều càng tốt (không vón cụt khi ủ vì hạt không hút được ẩm trong khăn).

Sau 24 - 28 giờ, với các hạt chưa nảy mầm thì rửa sạch nhớt và ủ lại khăn sạch trong 24 giờ rồi đem gieo (cả hạt nẩy mầm và chưa nảy mầm).

2Khoảng cách trồng bắt buộc với bí đao AD 130

giàn: Hàng x hàng: 4 - 5 m; Cây x cây: 0,8 m Bò đất: Hàng x hàng: 5 - 6 m; Cây x cây: 1 m

3Bấm ngọn, tỉa chèo

Cây có 6 - 8 lá thì dùng kéo (nhúng Coc 85) bấm ngọn, tỉa bỏ 2 – 3 chèo (cành) sát gốc, để lại khoảng 3 – 4 chèo và cho các chèo bò sang gốc cây kế bên (đôn dây). Khi chèo bắt đầu ra nụ (trái non) thì cho bò lên giàn.

Sau khi vừa cho ngọn bò lên giàn thì bà con dùng 10 cc Anvil/16 lít phun giàn lá gốc để lá xanh, dày, ít bị nấm tấn công. Nếu nguồn công lao động nhiều, bà con tiến hành cắt bỏ lá gốc khi cây ra hoa để hạn chế nấm phát triển.

4Bón phân (1000 m2)

  • Bón lót 3 m3 phân chuồng , Super lân (30kg), Nitro Phoska (10 kg), KCl (8kg)
  • Tưới dặm: 9 ngày sau gieo (NSG): pha loãng 1kg DAP cho 400 – 500 lít nước
  • Đất cát: Cây dưới 15 ngày dùng DAP vào mùa nắng, dùng 16-16-8 vào mùa mưa; cây 20 ngày trở lên phải dùng 20-20-15.
  • Đất thịt: Cây dưới 15 ngày dùng 16-16-8; cây 20 ngày trở lên dùng phân 20-20- 15 + kali đỏ.

Lƣu ý:

+ 15 - 17 ngày, vén mép vô phân.

+ 45 - 50 ngày, tọt lổ bón phân hoặc rải rỗng, không cày mép vô phân vì khi cày mép làm hư rễ, tất cả các hoa sẽ bị thối và rụng vì thiếu nước.

 

5Các bệnh thƣờng gặp

 

STT

BỆNH

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP

MÙA NẮNG

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Virus

Cũng giống như bầu, bí đao vào mùa nắng hay bị bệnh virus. Tuy nhiên virus trên bí đao ngoài 3 nguyên nhân như trên bầu là do rầy trắng, bấm chèo không đúng kỹ thuật và đất nhiễm thì trên bí đao còn 1 nguyên nhân nữa và đây là nguyên nhân phổ biến nhất trên bí đao. Đó là do bọ trĩ tấn công truyền virus.

  • Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
  • Kiểm tra thường xuyên, bọ trĩ hay ẩn nấp ở phần ngọn của bí đao.
  • Phun ngừa: Radiant, Confidor, 3.6,…
  • Bẫy vàng, dây thuốc cá.
  • Tưới phun mưa buổi sang, khi cây ra hoa thì chuyển sang phun mưa buổi chiều (sáng câu thụ phấn).

* Tác nhân do rầy trắng, bấm chèo, đất nhiễm tham khảo lại qui trình trồng bầu.

 MÙA MƯA

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

Rụng nụ

  • Thiếu nước do hư rễ (phun thuốc trừ cỏ, cày mép,  mưa ngập, bón phân chuồng giai đoạn cây đang mang trái,…): Nụ non bị dọp lại, xuất hiện nhiều rãnh kéo dài. Trái lớn thì bị tóp đầu trái.
  • Thiếu Canxibo: Đích nụ có đốm đen như đồng tiền sau đó lan dần lên cuống trái. Trái non không có rãnh kẻ dọc.
  • Sâu ăn noãn.
  • Không phun thuốc cỏ, cày mép, bón phân chuồng lúc cây đang ra trái.

Đi phân: Bón xuống rãnh, tọt lỗ. Phun dưỡng rễ: Root2,…

 

 

  • Bổ sung Canxibo.

 

 

 

  • Phun trừ sâu: Dupont,…

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Chết cây

+ Do nấm: Héo do Nấm PYTHIUM (Cây héo như nhúng nước sôi sau đó héo toàn cây); Héo do nấm FUSARIUM (Héo buổi trưa, chiều tươi vài ngày sau héo luôn).

+ Héo xanh do Khuẩn (Rọp mép lá rồi héo nhánh sau đó héo toàn cây)

 

 

+ Héo do tuyến trùng (rễ xưng phù sau đó héo cây)

+ Ngừa nấm như ngừa than thư.

 

 

 

 

+ Dùng thuốc gốc Cu (Coc 85,…). Cây 20 ngày pha 6 chén vôi/10 lít nước chế gốc. Cây hái 3 cử thì lấy 1 nắm vôi úm gốc, 7 ngày thay vôi/lần.

+ Dùng thuốc Furadan, kosfudan, Sugadan,…

         

 

  • Lưu ý:

Bệnh chết cây trên bầu phổ biến nhất là do nấm; trong khi bí đao phổ biến nhất là do khuẩn tấn công, thường 80% các trường hợp chết dây khi làm thí nghiệm đều cho kết quả do khuẩn.

Bà con có thể tự tiến hành thí nghiệm đơn giản sau: 1 - Cắt 1 đoạn gốc cây bí bị chết dây

  1. – Dùng tăm xỉa răng cấm xuyên đầu trên đoạn bí vừa cắt
  2. – Cho đoạn bí vừa cắt vào cốc nước trong, cách đáy 3 cm, để im
  3. – Sau 1 phút nếu xuất hiện 1 vệt trắng như khói rơi xuống đáy cốc nước thì chứng tỏ có khuẩn.

 

*Bẫy vàng diệt bọ trĩ (dính cả rầy xanh, rầy trắng, ruồi đục quả)

 

       
     
 

 

 

 

Bước 1: Lấy dây kẽm làm 1 khung hình chữ nhật.

Bước 2: Tấm nylong màu vàng trùm lên khung dây kẽm.

Bước 3: Dùng dụng cụ bấm sách vở học sinh bấm cố định sao cho tấm nylong thẳng.

Bước 4: Lấy túi đựng nylong màu trắng bọc bên ngoài. Bước 5: Lấy mỡ bò bôi đều lên tấm nylong.

Bước 6: Treo tấm nylong lên giàn bí đao, dưa leo. Tấm nylong ngang với ngọn bí đao hoặc dưa leo.

  • Khi bọ trĩ, rầy, ong đục quả,… đã kín bề mặt túi nylong thì đem xuống tháo bỏ tấm nylong trắng đã bôi mỡ bò. Lấy túi nylong trắng khác bọc lại, bôi mỡ bò và tiếp tục sử dụng.