Hướng dẫn trồng dưa hấu SUNNY
22/08/2018 - 03:08:47 PM | 940
I. ĐẶC TÍNH GIỐNG -Giống dưa hấu SUNNY có TGST 58-63 ngày tùy theo điều kiện thời tiết. - Năng suất cao 28 - 35 tấn/ha. - Trọng lượng trái trung bình từ 3,5 - 5,0 kg. - Dạng trái đẹp, trái có bụng rất được thị trường ưa chuộng. - Ruột màu đỏ son, vỏ cứng và dai nên rất tốt cho vận chuyển xa. - Chất lượng ăn ngon, độ đường từ 12-15% Thời vụ trồng: Giống dưa hấu SUNNY có khả năng thích ứng rộng nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm như vụ Xuân, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông...

II.  KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. CHUẨN BỊ ĐẤT:

- Chọn chân đất không trồng dưa hấu liên tục nhiều vụ, đất không nghập úng, thoát nước tốt

- Bón vôi 50-100kg/1000 m2, phơi đất ít nhất 10 ngày

 - Bón lót: phân chuồng 2m3/1000m2, 50 kg NPK 20:20:15/1000m2

2. NGÂM Ủ HẠT GIỐNG

- Cần khoảng 40 gram hạt giống (2 gói)/1000m2
- Ngâm 5 -6  giờ trong nước, sau đó ủ từ 32 -36  giờ khi hạt nứt nanh thì đem ra gieo.

- Nếu gieo bầu:  khi cây ra 1-2 lá nhám thì đem trồng ra ngoài ruộng.

3. MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH :

Mật độ trồng: Trồng với mật độ 10.000 cây/ha

Cách trồng:  Trồng luống hàng đôi rộng 4,4 - 5m luống cao 20 - 30cm, trồng hàng cách hàng 4 - 4,5m, cây cách cây 35 - 40cm

- Luống đơn 2,0 - 2,5 m; trồng cây cách cây 35 - 40 cm.

4. BÓN PHÂN

Ngoài lượng bón lót như trên, cần bón thúc với lượng phân cho 1000m2  như sau :

Thúc lần 1: ( 15-20 ngày sau trồng) : bón 30 kg NPK 20:20:15.

Thúc lần 2 : (30 -35 ngày sau trồng) : bón 30 kg NPK 20:20:15.

Thúc lần 3: ( 45-50 ngày sau trồng): bón 10 kg NPK 20:20:15 + 5 Kg Kali đỏ hoặc hoà phân tưới cách nhau 3- 4 ngày tưới một lần khoảng 3- 4 kg NPK.

Sau 50 ngày trồng tưới hoặc phun thêm KNO­­3 khoảng 2 lần.

5. TỈA CHÈO, BƠI VÀ LẤY TRÁI:

- Tuỳ canh tác mỗi vùng có thể để 1 dây chính và 2 dây chèo hoặc 1 dây chính và 1 dây chèo, hoặc ngắt ngọn để 3 chèo.

- Tỉa bỏ hết bơi và ngắt ngọn sau khi lấy trái 4-5 ngày.

- Mỗi gốc dưa để một trái ở nụ thứ 2 hoặc thứ 3.

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

-  Sâu hại :

Phòng trừ sâu vẽ bùa phun Selecron ( 30cc/ 16lít). Phòng trừ bọ trĩ bằng cách phun Actara (4g/16 lít) ướt kỹ phần đọt và lá non: hoặc nhúng ngọn (2g/1 lít nước).

-  Bệnh hại:

 Phòng trừ các bệnh nứt thân và chảy nhựa bằng thuốc Score ( 10cc/16 lít). Bệnh héo xanh do vi khuẩn gây ra, cần áp dụng các biện pháp canh tác để hạn chế bệnh như luân canh trên đất lúa, bón lót vôi bột (500 kg/ ha), sử dụng màng phủ nông nghiệp, thoát nước tốt trong mùa mưa, nhổ cách ly sớm cây bệnh….